Tóm tắt nội dung
1. Lập kế hoạch tài chính không dành cho tôi
Sự thật: Không quan trọng số tiền bạn kiếm ra hay số tiền bạn tiết kiệm được nhiều hay ít. Cho dù bạn là sinh viên đại học hay một doanh nhân thành đạt, việc quản lý tài chính cá nhân đều nên được ưu tiên. Lập kế hoạch tài chính cho phép bạn khám phá cách chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư tiền của mình theo cách tốt nhất có thể. Hiểu cách hoạt động của tiền (dù là tiền mặt hay tín dụng) giúp đảm bảo tương lai của bạn và gia đình.
2. Tiết kiệm hưu trí không quan trọng
Sự thật: Giá trị của các khoản tiết kiệm hưu trí nằm ở thời gian tích lũy. Vì vậy, khi quản lý tài chính cá nhân, bạn nên bắt đầu đầu tư cho tiền hưu trí của mình càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp có cuộc sống đầy đủ hơn trong tương lai.
Theo thống kê của Standard & Poor’s – một công ty dịch vụ tài chính tại Mỹ, nhu cầu tài chính khi về hưu vào khoảng 60 – 80% số tiền mà mỗi người dùng để chi tiêu khi còn trẻ. Điều đó có nghĩa là, bạn cần tiết kiệm khoảng 12 – 16 năm thu nhập để có thể sống dư dả suốt quãng đời 20 năm nghỉ hưu.
Bạn có thể áp dụng quy tắc x25 để tính toán số tiền mình cần phải có để nghỉ hưu. Nếu bạn cần 10.000.000 đồng/tháng tương đương 120.000.000 đồng/năm để chi tiêu, thì số tiền tối thiểu bạn cần để sống trong 25 năm về hưu là 120.000.000 x 25 = 3 tỷ đồng. Từ con số này, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm cho bản thân từ khi còn trẻ.
Theo thống kê của Standard & Poor’s – một công ty dịch vụ tài chính tại Mỹ, nhu cầu tài chính khi về hưu vào khoảng 60 – 80% số tiền mà mỗi người dùng để chi tiêu khi còn trẻ. Điều đó có nghĩa là, bạn cần tiết kiệm khoảng 12 – 16 năm thu nhập để có thể sống dư dả suốt quãng đời 20 năm nghỉ hưu.
Bạn có thể áp dụng quy tắc x25 để tính toán số tiền mình cần phải có để nghỉ hưu. Nếu bạn cần 10.000.000 đồng/tháng tương đương 120.000.000 đồng/năm để chi tiêu, thì số tiền tối thiểu bạn cần để sống trong 25 năm về hưu là 120.000.000 x 25 = 3 tỷ đồng. Từ con số này, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm cho bản thân từ khi còn trẻ.
3. Không đầu tư vào hạng mục rủi ro
Sự thật: Mặc dù các sản phẩm được đảm bảo có vẻ ít rủi ro hơn, nhưng hãy luôn nhớ rằng rủi ro cao tương đương với lợi nhuận cao. Thay vì tự động tập trung vào các sản phẩm đảm bảo thu nhập cố định, hãy nhớ rằng bạn vẫn phải tính đến yếu tố lạm phát và thuế có thể còn lớn hơn khoản lợi nhuận thu được. Tận dụng cơ hội với những khoản đầu tư có rủi ro được tính toán như cổ phiếu không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn mà còn là một phương tiện đa dạng hóa danh mục đầu tư.
4. Không cần chuyên gia tư vấn tài chính
Sự thật: Một số lợi thế khi có một chuyên gia xem xét tình hình tài chính là họ có thể tư vấn cho bạn về cách tiết kiệm và đầu tư cũng như hiểu rõ các sản phẩm tài chính khác nhau hiện có trên thị trường. Do vậy bạn hoàn toàn có thể thuê chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân cho riêng mình. Nếu bạn muốn tự học cách quản lý tài chính có thể tìm kiếm tư vấn online hoặc tham gia các khóa học, hội thảo để có đủ kiến thức cơ bản.
5. Giỏi toán mới quản lý tài chính cá nhân tốt
Sự thật: Giỏi toán và biết cách lập bảng tính không đồng nghĩa với việc giỏi quản lý tài chính cá nhân. Tài chính cá nhân chủ yếu là đảm bảo rằng bạn “khỏe mạnh” về tài chính và không chi tiêu nhiều hơn những gì có thể kiếm được. Do vậy, bạn chỉ cần thực hiện những phép tính cơ bản và nhờ sự trợ giúp từ các phần mềm là có thể tự lập cho mình một bảng ngân sách chi tiêu. Có thể các thuật ngữ chuyên môn khiến bạn e dè, nhưng nếu bạn bắt đầu với những kiến thức nền tảng, việc quản lý tài chính cá nhân thực sự có thể truyền cảm hứng cho bạn mỗi ngày!
6. Chỉ ước tính mức chi tiêu
Đây là một trong những sai lầm của quản lý tài chính cá nhân. Trước khi lập một khoản ngân sách, bạn phải biết chính xác tiền tài mình tiêu vào đầu và chi phí sinh hoạt thực sự của bản thân. Chỉ ước tính hoặc đoán là hoàn toàn vô ích, bởi có thể bạn chi nhiều hơn mình nghĩ.
7. Không xem xet các khoản thay thế có khoản chi rẻ hơn
Người có chuyên môn tiết kiệm Andrea Woroch khuyên mọi người nên nhìn lại các hóa đơn chi tiêu hàng tháng và tìm cách tiết kiệm. Ví dụ, bạn sẽ tìm nhà phân phối mới, so sánh giá hoặc trò chuyện với chuyên viên, để xem liệu đạt được giảm giá hay khuyến mại đáng chú ý không. Hy vọng, với những thông tin về quản lý tài chính cá nhân cũng như những lầm tưởng trong việc quản lý tài chính ở trên, sẽ giúp nhiều cho bạn trong việc quản lý cho chính mình. Chúc các bạn thành công!