Tình trạng Gen Z đang thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân?

Khi môi trường kinh tế đang biến đổi với tốc độ chóng mặt thì việc quản lý tài chính cá nhân đã và đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với thế hệ Gen Z thì điều này đã đặt ra một thách thức đáng kể. Sự thiếu kiến thức về tài chính, những quyết định liên quan đến tiền bạc mà bạn đưa ra ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định tài chính trong tương lai.

quản lý tài chính cá nhân

Gen Z hiện nay trong guồng quay của quản lý tài chính cá nhân

Trong thời đại số hóa của thế kỷ 21, Gen Z đang đối diện với một thử thách không nhỏ về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Khi công nghệ bùng nổ và môi trường kinh doanh phức tạp, việc hiểu và áp dụng những nguyên tắc cơ bản về tiết kiệm, đầu tư và quản lý nợ không chỉ là một kỹ năng mà là một vũ khí quan trọng để vượt qua những thử thách tài chính trong cuộc sống.

tài chính cá nhân

Theo nghiên cứu mới nhất từ “The Center For Generational Kinetics”, có tới 83% Gen Z tự nhận mình là “người bảo thủ” trong việc xử lý tiền bạc và thiếu kỹ năng trong việc quản lý tài chính. Họ luôn chi tiêu theo cảm xúc cá nhân của mình khiến hầu bao luôn cạn sạch. Tuy nhiên, cuộc sống không ngừng biến đổi vì vậy đòi hỏi giới trẻ phải luôn sẵn sàng tâm thế và có những phương án linh hoạt trong quản lý tài chính cá nhân. Việc thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ngày càng khiến người trẻ bị áp lực kinh tế, không thể xoay sở khi gặp những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, dẫn đến vướng vào vòng xoáy của nợ nần.

Xem ngay: Thế hệ gen Z và tài chính cá nhân tại đây

Tại Sao Gen Z luôn trong trạng thái hết tiền?

Khảo sát gần đây của Nesta (quỹ đổi mới ở Vương quốc Anh) cho thấy, có tới 50% số người trong khoảng từ 18 đến 34 tuổi, đều nói rằng họ thường xuyên hết tiền. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Một số lý giải có thể kể đến là: 

Thiếu giáo dục tài chính ở trường học: Mặc dù nhiều trường đại học hiện nay đã bắt đầu đưa tài chính cá nhân vào chương trình học, nhưng vẫn còn nhiều trường chưa đủ chú trọng vào môn học này. Điều này dẫn đến việc nhiều Gen Z thiếu kiến thức cơ bản về quản lý tiền bạc khi bước ra xã hội.

Ảnh hưởng của công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo ra một môi trường tiêu dùng dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc dễ dàng tiêu tiền qua các ứng dụng mua sắm trực tuyến hay dịch vụ thanh toán điện tử có thể làm mất đi ý thức tiết kiệm và quản lý chi tiêu của giới trẻ.

Hội chứng tâm lý FOMO: Ngày nay, thế hệ Gen Z đang phải đối mặt với áp lực từ các phương tiện truyền thông xã hội, về việc sở hữu những sản phẩm mới nhất, thời trang hay trải nghiệm giải trí. Họ có sợ bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Điều này có thể khiến họ dễ dàng rơi vào thói quen tiêu tiền không kiểm soát. 

Hội chứng tâm lý FOMO

Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân: Nhiều bạn trẻ chưa biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý, không xây dựng kế hoạch tiết kiệm tích lũy lâu dài, chi tiêu phóng tay vào những việc không cần thiết, vay nợ không có sự cân nhắc, lựa chọn đơn vị cho vay cũng như không có kế hoạch trả nợ rõ ràng.

Quản lý tài chính cá nhân: Tưởng dễ mà hóa ra cũng “đau đầu”

Chuyện quản lý chi tiêu sao cho có tổ chức, không lãng phí và đến cuối tháng không bị “rỗng túi” đang là một bài toán khó đối với nhiều bạn trẻ ngày nay. Hiện nay, câu hỏi về việc “Ăn chắc mặc bền” hay “Ăn ngon mặc đẹp” luôn là câu hỏi gây tranh cãi đối với các bạn trẻ.

Có người cho rằng tiết kiệm từng đồng từng cắc là chìa khóa để tồn tại trong thời đại này, họ cân nhắc mỗi khoản chi tiêu nhỏ nhặt để đảm bảo sự ổn định tài chính. Nhưng cũng có những người, theo phong cách YOLO (You Only Live Once – “Ta chỉ sống duy nhất một lần trên đời”), thì lại cho rằng phải luôn sống hết mình, không cần cân nhắc quá nhiều khi tiêu tiền cho những trải nghiệm đáng nhớ.

Sống Yolo - quản lý tài chính cá nhân

Nhưng thực tế, với sự đa dạng ngày càng tăng của nhu cầu tiêu dùng và sự leo thang không ngừng của giá cả, việc quản lý chi tiêu trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với các bạn học sinh, sinh viên, việc này trở thành một thách thức đáng kể. Họ phải đối mặt với việc phân bổ nguồn lực giữa việc học tập và sinh hoạt hàng ngày, thậm chí còn phải tìm cách kiếm thêm tiền để đáp ứng nhu cầu cơ bản.

Trong xã hội hiện đại, việc quản lý chi tiêu không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một kỹ năng mềm cần thiết để sống sót và phát triển. Đó là sự cân nhắc tỉ mỉ giữa việc tiết kiệm và tiêu xài hợp lý, giữa sự bảo đảm cho tương lai và việc thưởng thức cuộc sống ngay từ bây giờ.

Do đó, để tránh gặp phải những tình huống không ngờ tới trong lúc khốn khó, chúng ta cần phải cẩn thận xây dựng và vạch ra kế hoạch chi tiêu “tiết kiệm nhưng không bủn xỉn” ngay từ lúc ban đầu. Theo dõi 2Target để cập nhật thường xuyên các tin tức về tài chính cá nhân nhé!

———–

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC 2TARGET

 Địa chỉ: Tầng 2, Số 6 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

 Hotline: 0898 622 822

 Website: www.2target.vn