3 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng

Bạn đang gặp vấn đề chi tiêu không hợp lý, lâm vào khủng hoảng tài chính, thiếu tiền hay vay nợ thường xuyên….. điều đó chứng tỏ khả năng quản lý tài chính cá nhân của bạn đang không tốt. 2Target gợi ý cho bạn 3 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bạn nên áp dụng nhé!

Nguyên tắc 6 chiếc lọ

Nguyên tắc 6 cái lọ được sáng tạo bởi Harv Eker sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu chi tiết nhất. Phương pháp quản lý tổng thu nhập của mỗi người, được chia thành 6 cái lọ được chia tỷ lệ phù hợp và được sử dụng với mục đích khác nhau.

Nếu tổng thu nhập của bạn là 100% thì 6 chiếc lọ sẽ được chia nhỏ với tỷ lệ:

  • Lọ 1 chiếm 55% phục vụ nhu cầu chi tiêu cần thiết cho cuộc sống cơ bản như: Tiền nhà ở, tiền ăn uống, đi lại, chi tiêu.
  • Lọ 2 chiếm 10% là khoản tiết kiệm dài hạn. Số tiền tiết kiệm sẽ được dùng cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai như mua nhà, mua xe…
  • Lọ 3 chiếm 10% phục vụ cho mục đích giáo dục nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho học tập của con cái.
  • Lọ 4 chiếm 10% là khoản để đạt tự do tài chính. Số tiền sẽ được sử dụng để đầu tư, sinh lời, tạo thu nhập thụ động. Mục tiêu của khoản này giúp bạn nâng cao thu nhập, dần đạt được ngưỡng tự do tài chính mà không cần làm việc quá nhiều hay để đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm.
  • Lọ 5 chiếm 10% phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ như: Du lịch, sở thích cá nhân, mua sắm tự do…
  • Lọ 5 chiếm 10% phục vụ cho mục đích giáo dục nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho học tập của con cái.
  • Lọ 6 chiếm 5% số tiền được sử dụng với mục đích cho đi, hỗ trợ người thân bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn hơn hay đơn giản được sử dụng để thăm hỏi mọi người.

Quy tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30 là giải pháp trực quan, đơn giản nhất để mỗi người quản lý chi tiêu hiệu quả. Thu nhập của bạn sẽ được chia thành 3 nhóm chính, trong đó:

  • Nhóm chi phí cố định, cần thiết chiếm 50% phục vụ nhu cầu cơ bản: Tiền nhà, ăn, học phí, thuốc men…
  • Nhóm chi phí linh hoạt chiếm 30% cho nhu cầu giải trí, du lịch, mua sắm hàng ngày.
  • Nhóm tiết kiệm và đầu tư chiếm 20%, số tiền được sử dụng để tiết kiệm một phần, phần còn lại được sử dụng để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động.

Sổ Kakeibo

Phương pháp quản lý chi tiêu theo phong cách người nhật với sổ Kakeibo được đánh giá cao giúp bạn giám sát việc sử dụng tiền hiệu quả. Sổ Kakeibo là công cụ đắc lực để ghi chép lại chi tiêu, lên kế hoạch tài chính cho những ngày đầu tiên của tháng, xác định số tiền muốn tiết kiệm.

Cuốn sổ ghi chép sẽ giúp mỗi người tạo thành thói quen tổng hợp chi tiêu, đồng thời điều chỉnh lại thói quen sử dụng tiền của mình. Đồng thời, sổ Kakeibo sẽ giúp bạn ghi nhớ, tạo ra mục tiêu tài chính, đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết ban đầu.

Hy vọng với 3 cách quản lý tài chính cá nhân trên đã trang bị thêm cho bạn những kiến thức bổ ích nhằm phục vụ cho việc tự chủ tài chính trong tương lai. Quản lý tài chính cá nhân là một việc làm nên cần có sự đầu tư về thời gian và công sức, đây là một dạng kỹ năng rất cần thiết cho mọi người đặc biệt là đối tượng sinh viên.

>> Xem thêm: 7 lầm tưởng thường gặp về quản lý tài chính cá nhân