Những sai lầm dưới đây khiến con đường đạt đến tự chủ tài chính ngày càng xa vời.
Tóm tắt nội dung
- 1 Không lập các quỹ dự phòng hoặc lập không đúng
- 2 Lạm dụng thẻ tín dụng và vướng mắc nợ xấu
- 3 Không đa dạng nguồn thu nhập
- 4 Những sai lầm trong việc lập kế hoạch và thực hiện
- 5 Không đầu tư sớm hoặc đầu tư thiếu kiểm soát
- 6 Không đầu tư cho bản thân
- 7 Không có những kế hoạch tài chính dài hạn
- 8 Rơi vào bẫy chi tiêu
Không lập các quỹ dự phòng hoặc lập không đúng
Khi bạn vẫn còn tư duy “ đến đâu hay đến đó”. Thường bạn sẽ bỏ qua việc lập cho mình những quỹ dự phòng, sử dụng cho những tình huống khẩn cấp. Khi đó, nếu các biến cố như: đau ốm, thất nghiệp, tai nạn xảy ra, bạn sẽ lâm vào tình cảnh nợ nần và bế tắc. Vì thế hãy lập cho mình những quỹ dự phòng có số tiền bằng tổng chi phí sinh hoạt tối thiểu từ 3 đến 6 tháng.
Lạm dụng thẻ tín dụng và vướng mắc nợ xấu
Ngày nay, hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều phát hành các loại thẻ tín dụng có hạn mức sử dụng khá cao từ 10 triệu cho đến 100 triệu với nhiều ưu đãi và mức lãi suất hấp dẫn. Điều này, có tác dụng kích cầu mua sắm. Tuy nhiên, khi làm dụng thẻ tín dụng sẽ khiến bạn rơi vào mê cung “nợ-trả nợ-nợ”, điều này thật sự tồi tệ và áp lực.
Vì vậy, hãy thận trọng và suy nghĩ thật kỹ trước khi mua hàng bằng thẻ tín dụng. Món đồ đó có mang lại lợi ích và giúp bạn tăng trưởng về thu nhập và giá trị của bản thân trong tương lai hay không? Nếu không, số tiền chi ra để sở hữu món hàng đó được gọi là nợ xấu, bạn nên bỏ.
Không đa dạng nguồn thu nhập
Bạn quản lý tài chính cá nhân hết sức tối ưu, nhưng lại không đa dạng các nguồn thu nhập cũng được xem là một sai lầm. Bởi chỉ khi bạn có nhiều nguồn thu nhập, nếu một nguồn thu nhập mất đi, bạn vẫn còn có những nguồn thu khác. Nếu không, bạn sẽ rơi vào tình cảnh thất nghiệp, sử dụng hết các quỹ dự phòng, vay nợ và quay trở lại vòng lặp thiếu trước hụt sau như trước.
Những sai lầm trong việc lập kế hoạch và thực hiện
Đây là sai lầm phổ biến nhất khi thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Nếu bạn chỉ lập kế hoạch chi tiêu cho cá nhân bằng suy nghĩ, bằng trí nhớ. Thì việc chi tiêu theo cảm tính là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi trí nhớ của mỗi người là hữu hạn và cảm xúc của con người là thứ khó kiểm soát nhất. Do vậy bạn hãy lập kế hoạch chi tiêu bằng các bảng tính, ghi chép cụ thể và có những cam kết thực hiện theo đúng kế hoạch. Việc làm này sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan về dòng tiền và đúc kết được những kinh nghiệm sử dụng tiền một cách tự chủ và hiệu quả hơn.
Không đầu tư sớm hoặc đầu tư thiếu kiểm soát
Đầu tư là con đường nhanh nhất giúp chúng ta gia tăng tài sản và các nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên, để đầu tư thành công bạn cần có kiến thức, am hiểu sâu sắc về các kênh đầu tư, có đủ trải nghiệm và khả năng phân tích thị trường.
Ai cũng biết rằng, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Nhưng rủi ro phải được tính toán và kiểm soát trong phạm vi sức khỏe tài chính và sự hiểu biết của bạn. Hãy luôn tỉnh táo và thận trọng trong tất cả các khoản đầu tư.
Không đầu tư cho bản thân
Bạn mải mê đầu tư cho rất nhiều kênh, nhưng lại quên đầu tư cho chính bản thân của mình. Đó cũng là một sai lầm phổ biến. Đầu tư cho bản thân ở đây, chính là những khoản đầu tư cho việc phát triển bản thân. Hãy luôn nâng cấp bản thân lên những tầm cao mới về cả kiến thức, giao tiếp xã hội và kỹ năng sống. Chính điều này, sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều nguồn thu nhập cao hơn trong tương lai.
Không có những kế hoạch tài chính dài hạn
Đừng lẩn quẩn với những mục tiêu ngắn hạn như tiết kiệm cho những chuyến du lịch, cắt giảm chi tiêu… mà hãy thiết lập song song các mục tiêu ngắn hạn với các mục tiêu dài hạn.
Lập kế hoạch cho mục tiêu dài hạn giúp bạn theo dõi và đánh giá được năng lực tài chính của bản thân trong từng giai đoạn. Chính điều này sẽ giúp bạn chủ động thay đổi và thích nghi được với những biến động của nền kinh tế.
> Xem thêm: 3 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng
Rơi vào bẫy chi tiêu
Ngay cả khi bạn quản lý tài chính cá nhân cực tốt thì vẫn có thể rơi những bẫy chi tiêu. Đây là sai làm khó thấy và khó tránh nhất trong quản lý tài chính cá nhân. Chúng ta sẽ thường gặp những bẫy chi tiêu phổ biến như sau:
- Giảm giá – Khuyến mãi: Bạn hoàn toàn không có ý định mua món hàng đó. Nhưng nó lại được giảm giá. Và bạn mua vì nghĩ mình đang được hưởng lợi. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn mua những món hàng không cần thiết.
- Chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm – Rất nhiều cửa hàng đang áp dụng chính sách hóa đơn trên 1tr, 5tr, 10tr với nhiều ưu đãi. Điều này, khiến bạn phải chi ra những số tiền lớn hơn dự định trong kế hoạch.
Quản lý tài chính cá nhân là yêu cầu bắt buộc để có cuộc sống tự do và thịnh vượng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bạn sẽ luôn gặp phải rất nhiều sai lầm. Hãy chú ý và khắc phục sớm để còn đường vươn đến cuộc sống tự chủ không còn xa.
>. Xem thêm: Sinh viên tiêu bao nhiêu tiền một tháng?