Muốn làm giàu nhanh để rồi sập bẫy lừa đảo tài chính

18.900 tỷ đồng - một con số khổng lồ bốc hơi khỏi túi tiền người dân Việt Nam chỉ trong năm 2024 vì nạn lừa đảo trực tuyến. Bức tranh tội phạm mạng chưa bao giờ u ám đến thế. Lòng tham, sự thiếu hiểu biết về tài chính và tâm lý “được ăn cả ngã về không” đã biến nhiều người thành miếng mồi ngon cho kẻ xấu. Hãy tỉnh táo và trang bị kiến thức ngay hôm nay để bảo vệ tài sản của mình!

Người ta từng hỏi tỷ phú Warrant Buffet: “Luận điểm đầu tư của ông rất đơn giản. Tại sao mọi người không sao chép ông?”. Buffet đã trả lời “Bởi vì không ai muốn làm giàu chậm cả”. Trong thế giới ngày nay, ước mơ làm giàu nhanh chóng không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng lòng tham và tâm lý “được ăn cả, ngã về không” lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bi kịch lớn.

Lòng tham và tâm lý "Được ăn cả, ngã về không" là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.
Lòng tham và tâm lý “Được ăn cả, ngã về không” là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.

Năm 2024, bóng ma lừa đảo trực tuyến vẫn lởn vởn trên không gian mạng Việt Nam, giăng bẫy hàng trăm nghìn người dùng. Cứ 220 người thì có 1 người sập bẫy, một tỉ lệ đáng báo động – 0,45%. Con số thiệt hại khổng lồ, lên tới 18.900 tỷ đồng, vẽ nên bức tranh u ám về tội phạm mạng đang hoành hành (Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia). 

Cứ 220 người thì có 1 người sập bẫy, con số thiệt hại ước tính lên tới 18.900 tỷ đồng (Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia)
Cứ 220 người thì có 1 người sập bẫy, con số thiệt hại ước tính lên tới 18.900 tỷ đồng (Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia)

Vì sao người Việt lại bị lừa nhiều đến thế?

Lòng tham là bản chất của con người

Nhiều lý thuyết tâm lý học cho rằng tham lam phát triển ở con người nhiều hơn so với các loài động vật khác. Con người khác động vật vì có khả năng tưởng tượng về tương lai, thậm chí là cái chết. Điều này khiến chúng ta lo lắng về ý nghĩa cuộc sống và giá trị bản thân. Để xoa dịu lo âu, chúng ta thường tìm đến các giá trị vật chất, sự thành công, danh tiếng, thông qua đó để chứng tỏ sự tồn tại của bản thân. Bởi vậy, lòng tham trở thành động lực không ngừng thúc đẩy chúng ta đạt được mục tiêu mới. Chúng ta không chỉ muốn “nhiều”, mà luôn muốn “nhiều hơn”.

Một lý thuyết khác về lòng tham cho rằng nó được lập trình trong gen của chúng ta bởi vì trong quá trình tiến hóa, nó có xu hướng thúc đẩy sự tồn tại và sinh sản. Vì có lòng tham, con người phát triển các nguồn lực, phương tiện và động lực để đổi mới và đạt được thứ họ muốn. Lòng tham cũng giúp xã hội phát triển, mang lại của cải vật chất và tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học Milton Friedman lập luận rằng vấn đề của tổ chức xã hội không phải là tiêu diệt lòng tham, mà là thiết lập một sự sắp xếp để lòng tham ít gây hại nhất.

Lòng tham cũng có thể dẫn đến những hành động như lừa dối, đố kỵ và thù hằn cùng các hành vi tiêu cực như cờ bạc, đầu cơ, gian xảo và trộm cắp.
Lòng tham cũng có thể dẫn đến những hành động như lừa dối, đố kỵ và thù hằn cùng các hành vi tiêu cực như cờ bạc, đầu cơ, gian xảo và trộm cắp.

Nhưng lòng tham cũng là một con dao hai lưỡi. Những người hoàn toàn bị kích thích bởi sự tham lam có thể dành toàn bộ cuộc sống để chỉ tập trung vào tích lũy bất cứ điều gì họ thèm muốn. Mặc dù họ đã đáp ứng được mọi nhu cầu hợp lý của mình, thậm chí là hơn thế, nhưng họ vẫn muốn nhiều hơn, và không thể chuyển hướng động lực và ham muốn của mình sang những thứ khác. Lòng tham cũng có thể dẫn đến những hành động như lừa dối, đố kỵ và thù hằn cùng các hành vi tiêu cực như cờ bạc, đầu cơ, gian xảo và trộm cắp.

Đầu tư bằng lòng tham và tâm lý “được ăn cả ngã về không”

Hãy tưởng tượng một cơ hội đầu tư được tán dương là “chắc thắng,” với hứa hẹn lãi suất gấp 10 trong vòng một tháng. Lòng tham có thể khiến nhà đầu tư quên đi nguy cơ, bỏ qua những suy nghĩ phản biện để tìm hiểu sự thực. Họ sẵn sàng tham gia với kỳ vọng về một bước “đại nhảy vọt” để trong chớp mắt vươn đến giàu có. Hậu quả là những tài sản đầu tư bị bán phá giá, hoặc tệ hại hơn, nhà đầu tư có thể đứng trước nguy cơ mất toàn bộ vốn. Câu châm ngôn “được ăn cả, ngã về không” là cái bẫy đặt sâu trong tư duy nhiều nhà đầu tư dễ dàng rơi vào những cái bẫy lừa đảo tài chính.

Những cái bẫy lừa đảo tài chính

Vụ lừa đảo của Bernie Madoff, một trong những vụ Ponzi lớn nhất lịch sử, là bài học đắt giá về cạm bẫy tài chính. Lợi dụng danh tiếng và lòng tham của nhà đầu tư, Madoff hứa hẹn lợi nhuận phi thực tế, dùng tiền người mới trả cho người cũ. Khi bong bóng vỡ năm 2008, thiệt hại lên tới 65 tỷ USD, khiến vô số người trắng tay, còn Madoff lãnh án 150 năm tù.

Vụ lừa đảo của Tiktoker Mr. Pips cũng réo lên một hồi chuông cảnh tỉnh khác về sự nguy hiểm của những “bánh vẽ” tài chính. Tương tự như Madoff, Mr. Pips, hay còn được biết đến với tên thật là Phó Đức Nam, cũng vẽ ra viễn cảnh làm giàu nhanh chóng từ thị trường ngoại hối (forex), thu hút hàng nghìn người bằng những lời hứa hẹn lợi nhuận “khủng” lên đến 10%/tháng, những màn khoe mẽ cuộc sống xa hoa trên mạng xã hội. 

Ước tính, có khoảng hơn 6.000 người đã bị lừa với số tiền lên đến hơn 5.000 nghìn tỷ đồng, một con số khổng lồ gây chấn động dư luận.
Ước tính, có khoảng hơn 6.000 người đã bị lừa với số tiền lên đến hơn 5.000 nghìn tỷ đồng, một con số khổng lồ gây chấn động dư luận.

Hệ thống đa cấp được ngụy trang tinh vi dưới lớp vỏ bọc đầu tư tài chính, với các sàn giao dịch ảo như FXTradingMarkets hay Alpha Tradex, thực chất cũng chỉ là mô hình Ponzi lấy tiền người sau trả cho người trước, duy trì “bong bóng” cho đến khi vỡ tung. Ước tính, có khoảng hơn 6.000 người đã bị lừa với số tiền lên đến hơn 5.000 nghìn tỷ đồng, một con số khổng lồ gây chấn động dư luận. Vụ việc này một lần nữa cho thấy lòng tham, sự thiếu hiểu biết về tài chính, cùng với việc thiếu kiểm chứng thông tin đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo hoành hành. 

Các chiêu thức lừa đảo tài chính hiện nay

Ngày nay, các chiêu thức lừa đảo tài chính phát triển càng đa dạng, có thể kể đến như:

– Đầu tư đa cấp trá hình: Hứa hẹn “lợi nhuận khủng”, các dự án đa cấp trá hình thường yêu cầu người tham gia mời gọi thêm người mới để duy trì hệ thống. Khi không còn người tham gia, hệ thống sụp đổ, và những người tham gia cuối cùng mất trắng.

– Sàn giao dịch ngoại hối và tiền điện tử giả: Lợi dụng cơn sốt đầu tư ngoại hối và tiền điện tử, nhiều sàn giao dịch giả mạo đã lừa đảo hàng triệu đô la từ nhà đầu tư. Các sàn này thường sử dụng giao diện chuyên nghiệp và quảng cáo lãi suất cao, nhưng thực chất chỉ nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

– Gọi vốn đầu tư qua quan hệ cá nhân: Kẻ lừa đảo thường tận dụng sự tin tưởng giữa bạn bè, người thân để huy động vốn. Chiêu thức này đặc biệt nguy hiểm vì nạn nhân thường ít nghi ngờ và khó khước từ khi người quen đứng ra bảo lãnh.

– Dự án bất động sản “ảo”: Một số dự án bất động sản giả danh các công ty uy tín, chào bán các lô đất “giá rẻ, pháp lý rõ ràng” nhưng thực tế không tồn tại hoặc đang vướng tranh chấp pháp lý.

Các chiêu thức lừa đảo tài chính ngày nay
Các chiêu thức lừa đảo tài chính ngày nay

Ai là người dễ rơi vào lừa đảo tài chính?

Những nhà đầu tư dễ rơi vào bẫy lừa đảo tài chính là những người thường có tâm lý “được ăn cả ngã về không”, họ thường có những đặc điểm như:

  • Đã từng gặp khó khăn tài chính: Khi đã chịu đựng một thời gian dài trong thiếu thốn, nợ nần, con người có xu hướng bám vào bất kỳ điều gì hứa hẹn “lợi nhuận” nhanh.
  • Tâm lý so sánh: Nhìn thấy những người xung quanh đầu tư và “đổi đời”, nhiều người sợ bỏ lỡ cơ hội.
  • Tâm lý FOMO thúc đẩy họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.Thiếu kiến thức tài chính: Nhiều người không hiểu rõ nguy cơ trong các hình thức đầu tư, tin tưởng vào những hứa hẹn vô lý.

Thiếu kiến thức về Quản lý tài chính cá nhân

Ngoài yếu tố chính liên quan đến lòng tham, thì việc thiếu hiểu biết về Quản lý tài chính cá nhân cũng là nguyên nhân khiến số người bị lừa đảo ngày một tăng cao. Kiến thức tài chính hạn hẹp khiến nhiều người dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn lợi nhuận phi thực tế, những “cơ hội đầu tư” mạo hiểm được tô vẽ hấp dẫn. Họ không nhận thức được rủi ro tiềm ẩn, không biết cách đánh giá tính khả thi của dự án, và cũng không có kỹ năng phân biệt đâu là đầu tư hợp pháp, đâu là lừa đảo. Chính sự thiếu hiểu biết này đã đẩy họ vào vòng xoáy của những chiêu trò tinh vi, cuối cùng mất trắng tiền bạc, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. 

>> Xem thêm: Lừa đảo tài chính và tầm quan trọng của Quản lý tài chính cá nhân

Việc trang bị kiến thức quản lý tài chính cá nhân, từ những điều cơ bản như lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư an toàn, đến những kiến thức chuyên sâu hơn về thị trường tài chính, là “lá chắn thép” thiết yếu để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy ngày càng tinh vi của tội phạm mạng.

Cách phòng tránh bẫy lừa đảo tài chính

Bởi vì lòng tham là bản chất cố hữu, không thể xóa bỏ, rõ ràng chúng ta luôn cần “cảnh giác” với chính mình. Để bảo vệ tài chính cá nhân, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cách thức nhận diện các dấu hiệu cảnh báo. Dưới đây là những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn tránh xa những cạm bẫy lừa đảo và giữ vững tài sản của mình.

Những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn tránh xa những cạm bẫy lừa đảo và giữ vững tài sản của mình.
Những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn tránh xa những cạm bẫy lừa đảo và giữ vững tài sản của mình.
  1. Nếu lợi nhuận quá tốt để là sự thật, hãy nghi ngờ. Một dự án đầu tư hứa hẹn lợi nhuận ổn định bất chấp biến động của thị trường là dấu hiệu đáng ngờ. Đừng để sự hấp dẫn của lợi nhuận cao đánh lừa bạn vào các cơ hội đầu tư rủi ro.
  2. Không bao giờ chỉ dựa vào uy tín cá nhân. Ngay cả những cá nhân hoặc tổ chức có vẻ ngoài đáng tin cậy cũng có thể che giấu sự gian dối. Đảm bảo rằng bạn kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin và nguồn gốc của những lời hứa hẹn.
  3. Hãy kiểm tra thông tin một cách độc lập. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào lời hứa hoặc số liệu từ người chào mời đầu tư. Luôn kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tự xác minh tính chính xác của nó.
  4. Thường xuyên đọc sách báo về kinh tế, tài chính và cập nhật tin tức mới. Cập nhật những thông tin mới về tài chính giúp bạn nhận diện được các hình thức lừa đảo phổ biến và phòng tránh được các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
  5. Trang bị kiến thức tài chính nền tảng. Hiểu biết vững vàng về các khái niệm tài chính cơ bản, như đầu tư, lãi suất, và quản lý rủi ro…, giúp bạn phân biệt được giữa cơ hội hợp pháp và bẫy lừa đảo, từ đó đưa ra các lựa chọn phù hợp cho bản thân.

>> Xem thêm: Cạm bẫy tài chính và cách phòng tránh

___________________

2TARGET – TIÊN PHONG TRONG ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH 

Địa chỉ: Tầng 2, Số 6 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 

Hotline: 0898 622 822 

Website: www.2target.vn