Luôn ghi lại các khoản chi tiêu
Đầu tiên, để làm chủ được túi tiền của mình, bạn hãy tập cho bản thân thói quen ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày dù đó là khoản nhỏ hay lớn. Việc này sẽ giúp bạn cân đối được số tiền mình đã sử dụng hàng tháng, nhận biết và loại bỏ những khoản không cần thiết giúp tạo ra kế hoạch quản lí tài chính chặt chẽ để duy trì sự ổn định.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt
Đầu tháng ăn sang, cuối tháng ăn mì tôm là cảnh mà đa số các bạn sinh viên đang gặp phải. Để tiết kiệm, nên hạn chế việc đi ra ngoài ăn, uống trà sữa, ăn vặt,… Thay vào đó hãy tập thói quen tự mua đồ nấu ăn tại nhà, điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Cần phân biệt được giữa thứ “ Cần” và “ Thích”
Dù đây là hai khái niệm khá đơn giản những lại có rất nhiều người nhầm lẫn. Ví dụ, bạn cần một chiếc laptop mới để hỗ trợ việc học tập và công việc, nhưng thực sự thích một mẫu máy tính xách tay cao cấp để bằng bạn bè với nhiều tính năng không cần thiết. Việc phân biệt giữa “Cần” và “ Thích’ chính là chìa khóa quan trọng để duy trì tài chính ổn định.
Tìm kiếm công việc làm thêm
Tìm kiếm một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống, phụ giúp cho gia đình. Hiện nay, có rất nhiều công việc part – time dành cho sinh viên như: Gia sư, phục vụ nhà hàng, nhân viên trực page, tư vấn khách hàng,… Những công việc này không chỉ đem lại nguồn thu nhập mà còn giúp tạo ra các mối quan hệ, kỹ năng mềm cho bản thân.
Sử dụng tiền mặt thay vì quẹt thẻ/ chuyển khoản
Ngày nay, hầu hết sinh viên sử dụng tài khoản ngân hàng và thanh toán trực tuyến, tuy tiện lợi nhưng có thể dễ làm mất kiểm soát chi tiêu. Đối với các bạn sinh viên, việc dùng tiền mặt sẽ giúp quản lí chi tiêu hiệu quả hơn, bởi vì khi cầm vào tiền mặt bạn sẽ cảm nhận được giá trị của đồng tiền, khiến bạn sẽ phải cân nhắc và đắn đo hơn trước khi quyết định chi tiêu.
Tiết kiệm tiền mua giáo trình, sách vở
Đặc thù của Đại học là 1 kỳ học rất nhiều môn và thời gian kết thúc cũng rất nhanh. Việcmua cuốn giáo trình có giá dao động từ 50.000 – 70.000 đồng và chỉ dùng trong thời gian ngắn thực sự rất lãng phí và tốn kém so với sinh viên. Để tiết kiệm, bạn có thể tìm đến các giải pháp như: Mượn giáo trình từ thư viện, mua lại sách cũ hay sách photo.
Tiết kiệm chi phí đi lại
Khi giá xăng ngày càng tăng, đi lại bằng xe máy thực sự không phải là một quyết định khôn ngoan đối với các bạn sinh viên. Để tiết kiệm được chi phí đi lại, bạn nên thuê nhà trọ nằm ở gần nhà trường. Nếu ở xa, bạn có thể sử dụng xe bus vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Có thể thấy đây chính là một kỹ năng quan trọng mà sinh viên không thể bỏ qua. Hy vọng với các mẹo tiết kiệm chi phí ở bài viết trên sẽ giúp các bạn biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả, để bản thân không còn rơi vào tình trạng cháy túi vào cuối tháng.