Tài sản và Tiêu sản là gì? 2 khái niệm cần phân biệt rõ nếu muốn tự chủ tài chính

Tài sản và tiêu sản là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn trong nền kinh tế. Vậy những thuật ngữ này được hiểu như thế nào? Tài sản hay tiêu sản đáng mua hơn? Hãy cùng 2Target tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tài sản là gì?

Tài sản không chỉ đơn thuần là những đồ đạc, mà là mọi thứ có khả năng tạo ra thu nhập và gia tăng giá trị cho bạn. Nói cách khác, tài sản là những gì mang tiền vào túi bạn. Đây là những nguồn thu nhập tiềm ẩn, như bất động sản, cổ phiếu, trí tuệ, hoặc kinh doanh cá nhân.

Ví dụ:

– Một hoạt động kinh doanh mà bạn đầu tư mang lại cho bạn dòng tiền hàng năm.

– Bất động sản đem lại thu nhập từ việc cho thuê hoặc tăng giá trị theo thời gian.

– Cổ phiếu có thể cung cấp cả lợi nhuận từ cổ tức và tăng trưởng giá cổ phiếu. 

Tiêu sản là gì?

Tiêu sản là những chi phí, khoản tiêu dùng hoặc đầu tư không tạo ra lợi nhuận hay giá trị gia tăng ngay lập tức. Đây là những khoản chi tiêu để tiêu hao hoặc thưởng thức, từ việc mua sắm hàng hóa đến việc tiêu tiền vào những trải nghiệm ngắn hạn. Nói một cách đơn giản, trái ngược với tài sản, tiêu sản là thứ lấy tiền từ túi của bạn.

Ví dụ:

– Ô tô của bạn sẽ lấy tiền từ túi của bạn mỗi tháng thông qua các khoản thanh toán ô tô, xăng và bảo trì.

– Ngôi nhà của bạn sẽ lấy tiền của bạn mỗi tháng dưới hình thức thanh toán thế chấp, thuế tài sản, bảo hiểm và bảo trì. 

Tại sao phân biệt rõ tài sản và siêu sản nếu muốn tự chủ tài chính?

Như đã nói ở trên, tài sản là những thứ tạo ra tiền cho bạn, tài sản càng nhiều thì bạn càng ít phải lao động mà vẫn có thể trở nên ngày một giàu hơn. Tiêu sản là những thứ phục vụ mục đích tiêu dùng, khiến cột chi phí tăng lên, tiêu sản càng nhiều bạn sẽ càng phải lao động để thoát khỏi nghèo khó.

Do đó, nếu bạn không phân biệt rõ ràng giữa tài sản và tiêu sản, bạn sẽ dễ gặp những rắc rối về tài chính dẫn đến mất kiểm soát về tài chính cá nhân. Ví dụ bạn có thể mua nhà, mua xe và nghĩ đó là tài sản nhưng mà không biết rằng, nếu căn nhà đó được sử dụng như một thứ đáp ứng nhu cầu sinh sống của bạn, thì nó sẽ trở thành tiêu sản bởi lúc này giá trị của căn nhà sẽ giảm dần theo thời gian.

Hiểu rõ sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản giúp bạn

Sử dụng và phân bổ dòng tiền hợp lý: Điều thú vị là mọi người thường nhầm lẫn giữa tài sản và nợ. Nếu nhìn vào ngân sách của một người nghèo, bạn sẽ thấy nó chứa đầy nợ và không có tài sản. Theo như mô hình dòng tiền, ta có thể thấy người giàu đầu tư tiền của họ vào những tài sản mang lại nhiều tiền hơn vào túi họ, chẳng hạn như bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu,… từ đó chúng tạo ra thu nhập cho họ. Ngược lại, dòng tiền của người nghèo đổ nhiều vào tiêu sản, từ đó dẫn đến tăng chi phí và tăng nợ. Do đó, khi phân biệt được sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản bạn sẽ biết cách phân bổ tài sản của mình sao cho đúng cách.

Tư duy biến tiêu sản thành tài sản

 Rất nhiều người nhầm lẫn giữa tài sản và tiêu sản dẫn đến hành vi tiêu tiền không giống nhau. Dù là ai trong tầng lớp xã hội này thì đều cần có tiêu sản bởi nó bao gồm những nhu cầu bức thiết của con người như ăn uống, nghỉ ngơi… Tuy vậy, để tiêu sản trở thành tài sản thì bạn phải biến chúng trở nên có giá trị và đem tiền về cho bạn, ví dụ bạn mua nhà xong thì không vào ở mà cho người khác thuê lại.

Cách phân bổ tài sản và tiêu sản để quản lý chi tiêu hiệu quả

Tiêu sản chỉ làm tăng thêm chi phí cho bạn, tuy nhiên tiêu sản là cần thiết, không thể loại bỏ khỏi cuộc sống, đôi khi chúng cũng có tác dụng trong việc cải thiện đời sống tinh thần và công việc.

Nếu chỉ có tài sản và không xảy ra tiêu sản, bạn nắm giữ rất nhiều tiền trong tay nhưng không có nhà ở, không có phương tiện đi lại, không cập nhật được tin tức qua báo, đài hay điện thoại, không có quần áo mặc, cũng chẳng tạo dựng được mối quan hệ bạn bè nào vì bạn đâu có tham dự các sự kiện với họ. Như vậy, cuộc sống có còn ý nghĩa không?

Vậy nên cần xác định nhu cầu và giá trị thực sự rồi mới quyết định mua tiêu sản hay không? Và trước khi đưa ra quyết định, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Ưu tiên đầu tư vào tài sản: Dành một phần thu nhập để đầu tư vào các nguồn tài sản mang lại lợi nhuận hoặc tăng giá trị theo thời gian.
  • Kiểm soát chi tiêu: Hạn chế việc tiêu xài không cần thiết và tập trung vào việc chi tiêu có hiệu quả thay vì chi tiêu cho những tiêu sản và khiến tốn chi phí để duy trì sau này.

Phân biệt rõ ràng giữa tài sản và tiêu sản là nền tảng quan trọng giúp tự chủ tài chính và xây dựng cơ sở vững chắc cho tương lai tài chính cá nhân.Hãy theo dõi 2Target để có thể cập nhật thêm nhiều nội dung về chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm hay nhé!