Cách thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân với mô hình SMART

Mô hình SMART là nguyên tắc thiết lập mục tiêu khá phổ biến giúp thực hiện dễ dàng hơn nhưng không phải ai cũng biết được. Không chỉ áp dụng trong công việc và kinh doanh, mà SMART còn được ứng dụng trong việc quản lí tài chính cá nhân. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng 2Target tìm hiểu kỹ hơn về định lý này nhé!

Tìm hiểu về mô hình SMART

SMART được viết tắt từ Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Timely, đây là định lý đâu tiên xuất hiện vào năm 1981 thông qua một bài báo của George Doran. Từ thời điểm đó, SMART đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý dự án nhóm và cá nhân. 

SMART không chỉ hỗ trợ theo dõi hiệu suất công việc mà còn có thể được áp dụng một cách linh hoạt trong việc quản lý ngân sách cá nhân. Mô hình này tập trung vào việc đặt ra mục tiêu cụ thể, đo lường tiến triển, đảm bảo khả năng đạt được, phản ánh tính thực tế và đặt ra giới hạn thời gian để đảm bảo hiệu quả và thành công.

Áp dụng mô hình SMART trong quản lý ngân sách cá nhân

Mô hình SMART là một công cụ thiết lập mục tiêu hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến cá nhân. Mô hình này dựa trên năm tiêu chí: Cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và giới hạn thời gian.

Specific: Tính cụ thể 

Mục tiêu SMART cần phải cụ thể, rõ ràng, không chung chung. Để thiết lập cụ thể và chi tiết, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau đây:

  • What: Mục tiêu của bạn là gì? Ví dụ: Bạn muốn có một chiếc xe mới, hoặc một khoản tài sản lớn khi học xong đại học.
  • Why: Bạn muốn đạt được mục tiêu đó vì lý do gì? Mục tiêu đó có ý nghĩa gì đối với bạn?
  • Where: Đối với mục tiêu tài chính cá nhân, câu hỏi này có thể không cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể giúp bạn xác định các cơ hội hoặc thách thức liên quan. 
  • Who: Trong trường hợp quản lý ngân sách gia đình, bạn cần sự tham gia của các thành viên.
  • Which: Mục tiêu của bạn có gặp bất kỳ khó khăn nào không? Nếu có, bạn cần giải quyết như thế nào?

Measurable: Khả năng đo lường được

Bạn cần phải thiết lập một cách đo lường được, để có thể theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả đạt được mục tiêu. 

  • How much: Đặt ra một con số chính xác, cụ thể để giúp đo lường được tiến độ mục tiêu. Ví dụ: Để có thể mua nhà ở Hà Nội vào năm 30 tuổi, bạn cần tính toán xem cần bao nhiêu tiền?
  • How many: Để đạt được mục tiêu trong kế hoạch, bạn cần chia thành những công việc nhỏ để thực hiện dễ dàng hơn. Ví dụ: Để có thể mua nhà ở Hà Nội vào năm 30 tuổi, cần tích lũy bao nhiều tiền và trong bao nhiêu lâu?

Khả thi ( Achievable)

Khi lập kế hoạch bạn không thể đặt ra  những mục tiêu ngoài tầm với của bản thân mình được, mà cần đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khả năng. Bởi vì, nếu không thực hiện được bạn sẽ cảm thấy chán nản bỏ cuộc giữa chừng. Ví dụ: Thu nhập hàng tháng là 10 triệu và đây là nguồn duy nhất của bạn, mục tiêu tiết kiệm 8 triệu/ tháng là gần như không thể thực hiện được.

Tính thực tế ( Realistic)

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà khi bạn thiết lập mục tiêu cần phải xác định được. Chính vì vậy, mục tiêu SMART yêu cầu phải thực tế, có thể đạt được trong điều kiện thực tế. 

Giới hạn thời gian ( Timely)

Mục tiêu là đích đến mà chúng ta hướng tới và để đạt được bạn cần có thời gian và kế hoạch. Bạn cần sắp xếp được đâu là mục tiêu có thể thực hiện được trong ngắn hạn và trong dài hạn. Ví dụ, để dành được 20 triệu trong vòng 5 tháng mua chiếc điện thoại mới thì mỗi tháng bạn cần trích ra 5 triệu cho khoản tiền này. 

Mô hình SMART là một công cụ hữu ích giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Bằng cách áp dụng mô hình này một cách hiệu quả, bạn có thể quản lý ngân sách cá nhân một cách khoa học và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách dễ dàng hơn.