Vận dụng nguyên tắc 50/30/20 vào quản lý tài chính cá nhân

Kiếm tiền đã là một thử thách, nhưng việc giữ và quản lý tiền còn khó khăn hơn gấp bội. Vì thế, kiến thức về quản lý tài chính cá nhân ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ.

Ngày nay, nhiều người trẻ tuổi sở hữu khối tài sản đáng kể từ rất sớm, nhưng lại thiếu kỹ năng kiểm soát tài chính. Điều này dễ dàng đẩy họ vào “vòng xoáy tiền bạc” – kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, thậm chí còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Do đó, để quản lý tài chính cá nhân một cách đơn giản và hiệu quả, rất nhiều người đã chọn quy tắc 50/30/20. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể vận dụng tốt và linh hoạt quy tắc này?

Những điểm chính của Quy tắc 50/30/20

Trước tiên, hãy cùng 2Target điểm lại những nội dung chính của quy tắc quản lý tài chính cá nhân này nhé!

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả theo quy tắc 50/30/20
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả theo quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 đơn giản hóa việc lập kế hoạch tài chính bằng cách phân bổ thu nhập (sau thuế) thành ba loại:

  • 50% cho nhu cầu thiết yếu : Bao gồm tiền nhà, tiền ăn, hóa đơn điện nước, và các chi phí cần thiết khác.
  • 30% cho mong muốn: Dành cho các hoạt động giải trí, sở thích cá nhân, và các chi tiêu không bắt buộc.
  • 20% cho tiết kiệm và đầu tư: Để xây dựng quỹ dự phòng và đầu tư cho tương lai.

Tỷ lệ phân bổ tối ưu là 50%, 30% và 20%, tuy nhiên, không phải khi nào một cá nhân cũng có thể đạt ngay được tỷ lệ này. Chúng ta có thể bắt đầu từ những tỷ lệ khác phù hợp với thực tế của bản thân hơn, và sau đó, áp dụng các nguyên tắc được khuyến nghị để tiến dần đến tỷ lệ phân bổ tối ưu.

>> Xem thêm: Hiểu đúng về Quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

Bản chất của quy tắc Quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 không chỉ là một trạng thái tĩnh mà nó thực sự là một quá trình động, thích nghi với điều kiện và bối cảnh cá nhân cụ thể.

Một số người có thu nhập thấp có thể gặp khó khăn khi áp dụng quy tắc này vì 50% thu nhập không đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt tối thiểu. Việc giảm chi tiêu cho các nhu cầu hưởng thụ để đạt tỷ lệ 30% cũng có thể gây áp lực và từ chối tham gia. Khi thu nhập đột ngột giảm sút, việc duy trì tỷ lệ phân bổ thu nhập cũng trở nên khó khăn.

Elizabeth Warren nhấn mạnh rằng quy tắc 50/30/20 là một công thức cân bằng cho toàn bộ cuộc đời của một con người, không phải là một “liệu pháp giảm cân cấp tốc” trong ngắn hạn. Chúng ta có thể bắt đầu từ điểm phù hợp nhất với điều kiện và bối cảnh cá nhân của mình.

Bản chất của quy tắc 50/30/20 là một quá trình động
Bản chất của quy tắc 50/30/20 là một quá trình động

Ví dụ, nếu mức thu nhập hiện tại của bạn chỉ cho phép dành 65% cho nhóm chi tiêu Cần, bạn có thể bắt đầu từ tỷ lệ này và duy trì nó cho đến khi thu nhập tăng lên, mà không tăng chi tiêu. Tương tự, nếu bạn chưa thể tiết kiệm 20%, bạn có thể bắt đầu từ mức thấp hơn như 15% hoặc 10%.

Tóm lại, tỷ lệ 50/30/20 là một mục tiêu lý tưởng, một cột mốc để bạn biết mình cần phải tiến về hướng nào. Từ đó, bạn có thể bắt đầu từ điểm xuất phát và điều chỉnh dần dần để phản ánh tình hình tài chính cá nhân của mình.

Các bước giúp bạn áp dụng tốt quy tắc 50/30/20 trong quản lý tài chính cá nhân

Bởi tính dễ hiểu và linh hoạt của quy tắc này, 50/30/20 được đánh giá là một trong những nguyên tắc quản lý ngân sách dễ áp dụng và phổ biến nhất hiện nay. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn thực hiện quy tắc này thành công hơn:

Bước 1: Bắt đầu từ “điểm đứng hiện tại” của bạn
  • Liệt kê cụ thể danh mục các khoản chi tiêu mà bạn cho là cần thiết.
  • Duyệt lại từng khoản chi tiêu với 3 tiêu chí như Elizabeth Warren đã đề xuất. Loại bỏ bất kỳ khoản chi tiêu nào không đáp ứng được ít nhất một trong 3 tiêu chí này. Bây giờ bạn đã có danh mục Cần của mình, hãy tính tổng số tiền cho danh mục này.
Bước 2: Phân bổ ngân sách
  • Tính tổng thu nhập sau thuế, sau đó trừ đi số tiền của danh mục Cần. Bạn sẽ có tổng ngân sách để phân bổ cho hai mục Muốn và Tiết kiệm. Hãy thiết lập tỷ lệ phù hợp với bạn.
  • Chia ngân sách cho cả hai mục này, không cần phải cắt giảm toàn bộ mục Muốn hoặc bỏ qua mục Tiết kiệm.
Phân bổ ngân sách cho hai hạng mục Muốn và Tiết kiệm
Phân bổ ngân sách cho hai hạng mục Muốn và Tiết kiệm

Bạn không cần phải cắt giảm toàn bộ mục Muốn để đạt được tỷ lệ Tiết kiệm tối ưu, ngược lại bạn cũng không nên bỏ qua mục Tiết kiệm để dành toàn bộ tiền còn lại cho phần Muốn. Mà nên chia cho cả hai hạng mục này, dù là theo tỷ lệ nào thì đó cũng là bước khởi đầu tốt.

Bước 3: Điều chỉnh dần các tỷ lệ phân bổ khi thu nhập tăng lên
  • Duy trì tỷ lệ phân bổ cho mục Cần không đổi, ngay cả khi thu nhập tăng lên, cho đến khi bạn đạt được mức 50% hoặc thấp hơn.
  • Ưu tiên tăng tỷ lệ tiết kiệm nếu tỷ lệ hiện tại đang dưới 20%, nhưng vẫn giữ nguyên chi tiêu cho các mục khác.
  • Khi thu nhập cao hơn, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm lên trên 20% và giảm tỷ lệ chi tiêu cho mục Cần và Muốn để đạt được tỷ lệ tích lũy và tăng trưởng tài sản nhiều hơn.

Trên là một lộ trình mang tính định hướng, hơn là một nguyên tắc quản lý tài chính cứng nhắc, vì vậy, bạn có thể thử và thay đổi để đạt được các tỷ lệ phù hợp nhất với bản thân, cũng như điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn. 2Target chúc bạn thành công! 

———– 

2TARGET – TIÊN PHONG TRONG ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH 

Địa chỉ: Tầng 2, Số 6 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 

Hotline: 0898 622 822 

Website: www.2target.vn