LƯƠNG 30 TRIỆU/THÁNG VẪN KHÔNG ĐỦ CHI TIÊU?

Mình đã chứng kiến rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp cùng độ tuổi với mình gặp phải tình trạng “cứ cuối tháng là hết tiền”, trong khi thu nhập có thể lên đến 20-30 triệu/tháng, thậm chí cao hơn.

📍 Cụ thể là trường hợp mình có quen một chị làm trưởng phòn Marketing, năm nay 28 tuổi (chưa kết hôn), lương tháng cũng khoảng 26-30 triệu. Đối với nhiều người thì đây là một mức lương được đánh giá là cũng khá cao và rất ổn định, hơn nữa chị cũng chưa phải tính đến chi tiêu cho con cái. Thế nhưng, chị ấy vẫn chi không đủ hàng tháng.

 

📍 Một trường hợp khác, mình có đứa em họ 22 tuổi đang học Đại học năm 4, lương chỉ 4 triệu, vẫn đang sống ở trọ trên HN và tự lập cuộc sống. Mỗi tháng bạn này có để ra được khoảng 500k, và vừa rồi thì bạn ấy kể với mình đã tích góp đủ tiền để tự đóng lệ phí thi IELTS mà không phải phụ thuộc vào bố mẹ. Đây là thành quả có thể nhỏ với một số bạn, nhưng với sinh viên như em mình thì nó rất lớn lao.

Với hai trường hợp trên, mọi người có thể sẽ nghĩ là do em họ mình chưa có nhiều nhu cầu chi tiêu nên dù lương kiếm ít hơn chị làm Kế toán nhưng vẫn để ra được tiền tiết kiệm là hợp lý.

Nhưng thực tế, em có kể với mình là em cũng biết để ra 20% thu nhập hàng tháng (~800ka) cho chi tiêu mong muốn (shopping, đi ăn uống với bạn bè, cafe,…)

 

👉 Vậy nên, tiền lương cao không phải yếu tố quyết định bạn có gặp phải tình trạng “cháy túi cuối tháng” không. Mà nó nằm ở cách mỗi người phân bổ chi tiêu như thế nào. Để làm được điều này, bạn cần có tư duy gốc rễ về thu nhập, chi tiêu và quản lý ra sao để đạt được mục tiêu.

Hay nói cách khác, bạn phải hiểu rõ cách Lập Kế hoạch Quản lý tài chính cá nhân.

Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn bằng cách:

Đi cân đối dòng tiền cho bạn – từ gốc rễ,

Nếu bạn chưa biết, dòng tiền là một trong hai yếu tố quan trọng nhất để giúp tất cả mọi người, một là giàu có, hai là trở nên nghèo khổ.

 

👉 Ai biết sử dụng dòng tiền một cách tích cực thì sẽ giàu có bền vững, ai ngược lại thì chắc chắn sẽ nghèo khổ.

Ví dụ như tay đấm bốc huyền thoại này – Mike Tyson, người đã có 300 triệu bảng, tương đương 9,100 tỷ VNĐ vào những năm 90, nhưng lại phá sản vào năm 2003, không trả nổi hóa đơn điện nước – bởi vì anh ta đã tiêu quá nhiều tiền vào những thứ anh ta không cần đến (điện thoại, biệt thự với 19 phòng tắm 🛁, nuôi 3 con hổ🐅, những buổi tiệc tùng…) :)))

Quan trọng nhất, khi chi tiêu quá nhiều, dòng tiền của anh ta sẽ bị âm (thu nhập < chi tiêu) và anh ta sẽ nghèo.

=> Vậy từ câu chuyện của Mike Tyson ta học được gì?

 

👉 Một trong những quy tắc quan trọng của dòng tiền trong Tài chính cá nhân đó là:

“thứ tự chi tiêu – tiêu cho tương lai, tiêu cho những gì cần thiết rồi mới chi tiêu cho những gì bạn mong muốn (ít cần thiết)”.

Đây là quy tắc mà Mike Tyson không biết, mình trước kia cũng không biết, và nếu bạn đang không biết tại sao cứ cuối tháng là hết tiền, thì bạn cũng đang không biết đến quy tắc “thứ tự chi tiêu” này.

Hãy tự hỏi bản thân xem tháng vừa rồi bạn đã chi tiêu cho những việc gì, trong đó một số thứ có thật sự cần thiết hay không mà để rồi dù kiếm được bao nhiêu thì cuối tháng vẫn cứ là “viêm màng túi”? 🤷

Tất cả các quy tắc quan trọng về sử dụng tiền đều sẽ học được từ việc có một nền tảng gốc rễ Tài chính cá nhân thật vững chắc. 👍

Đó, hôm này mình tạm chỉ chia sẻ đến đây thôi. Nếu thích bài viết thì hãy tương tác ủng hộ để mình lên nhiều bài hơn nhé ^^

 

Tiện đây thì mình cũng muốn thông báo với mọi người là 2Target đã tri ân khách hàng dành tặng 5 suất học bổng 100% khóa học Lập bản đồ tài chính dành cho giới trẻ. Bạn nào mong muốn nhận thì để lại 1 (.) dưới comment hoặc Inbox cho mình nha. Số lượng có hạn nên Inbox nhanh nhanh để nhận quà nhé các bạn mình ơi!