Tại sao nên bắt đầu tiết kiệm cho tương lai từ độ tuổi 20

Ở độ tuổi 20, 22 thật khó để có thể bắt đầu suy nghĩ và lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai. Thông thường mọi người sẽ suy nghĩ, độ tuổi này dành tiền để khám phá và trải nghiệm, chưa cần phải tiết kiệm. Vậy hãy để 2Target chia sẻ cho bạn lí do tại sao nên tiết kiệm cho tương lại khi còn trẻ nhé!

Những lí do bạn nên bắt đầu tiết kiệm cho tương lai từ độ tuổi 20

Tuổi 20 là giai đoạn đầu của cuộc đời, khi chúng ta bắt đầu bước vào môi trường học tập, làm việc và có thu nhập riêng. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bắt đầu tiết kiệm cho tương lai. Nhiều người cho rằng bắt đầu tiết kiệm ở độ tuổi 20 là quá sớm, nhưng thực tế, chưa bao giờ là quá sớm để bắt đầu thực hiện. Dưới đây là một vài lí do giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiết kiệm trong tương lai khi còn trẻ:

  • Độ tuổi và chi phí cuộc sống của chúng ta có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chúng ta càng lớn tuổi, chi phí phải chi trả cho cuộc sống càng tăng cao, chúng ta phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn như lập gia đình, chăm sóc bố mẹ, nuôi con cái,…
  • Thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc tiết kiệm. Khi thực hiện tiết kiệm sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian để tích lũy một khoản tiền lớn hơn. Điều này sẽ giúp đạt được những mục tiêu tài chính cao hơn, chẳng hạn như mua nhà, mua xe, du lịch, đầu tư,…
  • Khi chúng ta già đi, chúng ta sẽ có nhiều dự định và mong muốn hơn. Ngoài việc muốn có một tuổi già an yên, chúng ta sẽ muốn đi du lịch, dành thời gian cho gia đình, mua những tài sản có giá trị cao, dành dụm cho con cháu,… Tiết kiệm sớm sẽ giúp có nhiều cơ hội thực hiện những mục tiêu này.

Bí quyết tiết kiệm cho tương lai khi còn trẻ hiệu quả

Vậy làm sao để có thể tiết kiệm hiệu quả? Sau đây, 2Target sẽ bật mí một số bí quyết thực hiện thành công như sau: 

Phân bổ chi tiêu hợp lý

Đây là bước quan trọng đầu tiên để tiết kiệm tiền hiệu quả. Bạn cần xác định rõ nhu cầu chi tiêu của mình, bao gồm nhu cầu thiết yếu, nhu cầu cá nhân và đầu tư. Sau đó, phân bổ ngân sách hợp lý cho từng khoản chi tiêu. Một cách chi tiêu phổ biến là quy tắc 50/30/20. Theo quy tắc này, 50% ngân sách dành cho nhu cầu thiết yếu, 30% dành cho nhu cầu cá nhân và 20% dành cho tiết kiệm và đầu tư.

Tập thói quen tiết kiệm chi tiêu

Sau khi đã lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn cần tạo thói quen tiết kiệm để có thể thực hiện được thành công kế hoạch của mình. Một số cách tạo thói quen tiết kiệm hiệu quả như:

  • Gửi tiết kiệm tự động: Bạn có thể yêu cầu ngân hàng tự động trích một khoản tiền từ tài khoản lương vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng.
  • Có khoản dự phòng khẩn cấp: Khoản dự phòng khẩn cấp sẽ trang trải những chi phí phát sinh đột ngột, chẳng hạn như mất việc, ốm đau,… 
  • Hạn chế chi tiêu không cần thiết: Nên cân nhắc kỹ trước khi mua bất kỳ thứ gì mới, ngay cả khi đó là những thứ bạn cần. Bạn có thể lập danh sách những thứ cần mua trước khi đi mua sắm để tránh mua sắm tùy hứng.
  • Sử dụng thẻ tín dụng thông minh: Thẻ tín dụng có thể giúp quản lý chi tiêu và tích lũy điểm thưởng. Tuy nhiên, cần sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, tránh chi tiêu quá mức và rơi vào nợ thẻ tín dụng.

Gia tăng thêm nguồn thu nhập

Khi chỉ có một nguồn thu nhập, bạn sẽ dễ gặp khó khăn khi gặp những tình huống nằm ngoài dự đoán. Vì vậy, bạn nên đa dạng các khoản tiền của mình. Một trong những cách tăng nguồn thu nhập được nhiều người lựa chọn là đầu tư. Khi mới đầu tư, bạn nên bắt đầu với những kênh ít rủi ro như: Mua vàng, gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, đầu từ trái phiếu,…

Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ được lí do tại sao nên bắt đầu tiết kiệm từ độ tuổi 20. Đây là một chủ đề khá thú vị cũng như cần được chia sẻ cho các bạn sinh viên trong độ tuổi này, để có thể thiết lập một kế hoạch tài chính vững cho tương lai. Theo dõi 2Target để đọc thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác về quản lý tài chính cá nhân nhé!